Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Những món đồ trang sức bạc được tạo ra như thế nào?

Để cho ra đời những món đồ trang sức bạc có thiết kế tinh xảo mà chúng ta đang sở hữu, các nhà thiết kế và nghệ nhân kim hoàn đã phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ để có thể hoàn thiện sản phẩm tới tay khách hàng. 
Hãy cùng tìm hiểu về các quy trình chế tác trang sức bạc để thêm trân trọng và cảm nhận được sự quý giá của những món đồ trang sức mà bạn đang sở hữu. 

1. Lên ý tưởng thiết kế 

thiet-ke-nhan
Bản phác thảo thiết kế nhẫn 
Để có một chiếc nhẫn đẹp mắt, đòi hỏi các nhà thiết kế phải lên được ý tưởng về chiếc nhẫn: hình dáng, chi tiết và  ý nghĩa của chiếc nhẫn. Điều này vô cùng quan trọng, khi đã lên được ý tưởng về chiếc nhẫn, các nhà thiết kế sẽ thực hiện việc phác thảo trên bản vẽ rồi lên hình 3D cho chiếc nhẫn phác thảo.
thiet-ke-nhan.1jpg
Thiết kế nhẫn trên bản vẽ 3D

2. Công đoạn chế tác

Công đoạn chế tác phải trải qua rất nhiều bước và đòi hỏi các nghệ nhân chế tác trang sức bạc phải thật khéo léo và tỉ mẩn. Đặc biệt, để thổi hồn cho sản phẩm là cả niềm đam mê và nhiệt huyết ở người thợ kim hoàn. 
Bước 1: Lên khuôn đúc
che-tac-nhan
Bước đầu tiên là quy trình đúc chảy khuôn sáp. Theo quy trình này, sáp được sử dụng để tiến hành chạm khắc thành mẫu.
Bước 2: Chạm trổ sáp
Mô hình sáp được chạm khắc, cắt gọt bằng tay (có sử dụng mô phỏng trên máy vi tính). Việc này đòi hỏi kỹ năng và sự kiên nhẫn để có thể chạm khắc các tỉ lệ chính xác như vật mẫu và tạo thành khuôn chuẩn cuối cùng.
Hiện nay, đã có công nghệ tạo sáp 3D, quý khách hàng có thể xem mẫu sản phẩm trước qua máy tính (giống hệt sản phẩm khi làm xong).
Bước 3: Trồng cây thông
Khi mẫu sáp đã được chạm khắc xong, mẫu sẽ được gắn lên cây thông. Phần thân cây thông sẽ trở thành đường dẫn để kim loại lỏng chảy vào khuôn nhẫn ở bước đổ khuôn.
Bước 4: Đổ Thạch cao
Cây thông sẽ được đặt bên trong chén nung, và chén nung sẽ được rót đầy thạch cao. Sau đó, thạch cao sẽ đông cứng lại và giữ cây thông (có gắn mẫu sáp) bên trong.
Bước 5: Đun chảy kim loại
Chén nung có chứa khuôn được đặt lên lò nung trong vài giờ cho đến khi cây thông (gắn mẫu sáp) bị đốt chảy, để lại hốc khuôn rỗng mang hình dạng của cây thông và mẫu sáp. Tiếp đó, kim loại được đun chảy để chuẩn bị đổ vào phần hốc khuôn trống này.
Bước 6: Đổ khuôn nhẫn
Tại đây có một máy đổ khuôn trục dọc quay với tốc độ cực nhanh để tạo ra sức nén ly tâm đẩy kim loại lỏng vào chén nung và làm đầy phần hốc khuôn.
Bước 7: Cắt thân cây thông ra khỏi sản phẩm thô
Sản phẩm thô được lấy ra khỏi chén nung, vẫn còn dính thạch cao và bị sạm ráp. Phần đúc mang hình cây thông được cắt ra khỏi sản phẩm nhẫn thô và công đoạn hoàn thành bắt đầu.
Bước 8: Hoàn thiện sản phẩm thô
che-tac-nhan.2jpg
Lúc này sản phẩm thô đã được cắt, gọt giũa và đánh bóng để hoàn chỉnh hình dạng của chiếc nhẫn. Đây có thể là công đoạn cuối cùng trong một số quy trình trình chế tác nhẫn, nhưng đối với một số sản phẩm vẫn cần một số công đoạn khác.
Bước 9: Gắn đá
Sau khi phần thân nhẫn đã được làm xong, các công đoạn chi tiết hơn, như gắn đá và chạm khắc, tiếp tục được thực hiện. Ổ chấu được cắt và rèn để giữ viên đá/kim cương trên nhẫn.
Bước 10: Đánh bóng nhẫn
Sau khi gắn đá xong xuôi, tiếp tục công đoạn đánh bóng cuối cùng. Trong công đoạn này, hệ thống máy có bánh quay tốc độ cao và một số chất được sử dụng để làm bóng chiếc nhẫn.
Bước 11: Kiểm tra chất lượng
Mỗi chiếc nhẫn được kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo độ chính xác và tay nghề chế tác hoàn hảo. Ở bước này, có thể tiến hành định giá cho chiếc nhẫn.
Để tạo ra một sản phẩm không phải là điều dễ dàng phải không nào? Vì vậy hãy trân trọng những món đồ trang sức mà bạn đang sở hữu nhé. 

Thông Tin Tác Giả

Phạm Thạnh

Biên tập

Tôi là Phạm Hữu Thạnh. Tôi đam mê với lĩnh vực trang sức và tôi muốn chia sẻ những kiến thức tôi biết cho các bạn!

Đăng nhận xét

 
Bạc Trang Sức ISILVER © 2016 - Designed by Templateism.com | Distributed By Blogger Templates